Trang trại Ruồi Lính Đen Đồng Tháp tháng 11 năm 2020

 Thời gian gần đây ấu trùng ruồi lính đen dang dần thay thế thức ăn công nghiệp trong chuỗi thức ăn nông nghiệp Việt Nam. Đây là những dấu hiệu tích cực hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường.

Trang trại Ruồi Lính Đen Đồng Tháp không ngừng học tập, nghiên cứu từ những nông dân và doanh nhân trong khu vực về cách nuôi ruồi lính đen hiệu quả, cho một sản lượng ổn định phục vụ chăn nuôi các loại gia cầm và thủy sản khác.

Thu kén ruồi lính đen đưa vào khu vực ủ kén sau 20 ngày kể từ ngày ruồi bắt đầu nở

Giá thể được chúng tôi chia ra gồm các nghiệm thức khác nhau
Trong quá trình thu kén chúng tôi đã chia ra làm các nghiệm thức khác nhau nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất. Cụ thể sẽ có 4 máng thu nhộng trưởng thành gồm: môi trường cát khô, môi trường xơ dừa, môi trường trấu và cám to với tỉ lệ 70-30, cuối cùng là môi trường không gian trống.
Kết quả thu được cụ thể như sau:
  • Môi trường cát khô nhộng bò sang ít, tuy nhiên nhộng hóa kén nhanh nhất và nở thành ruồi sớm nhất.
  • Môi trường xơ dừa nhộng bò sang nhiều nhất, tuy nhiên ấu trùng cũng bò sang môi trường xơ dừa làm ảnh hưởng đến quá trình hóa kén của những con trưởng thành.
  • Môi trường trấu và cám to chỉ phù hợp khi ấu trùng đã hóa kén và đó là nơi để chúng trú ngụ trước khi thành ruồi và bay ra môi trường. Vì trấu nhẹ giúp ruồi non dễ dàng lên mặt.

Thu kén trên lớp mặt của khu vực nuôi


Ấu trùng 18 ngày tuổi chất lượng cao


Khu vực nuôi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát




Share:

Nuôi ruồi lính đen kết hợp gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao

(QBĐT) - Nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, thời gian qua, Tỉnh đoàn đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ “Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn chăn nuôi gà”. Nhiệm vụ đã được Hội đồng khoa học cấp tỉnh đánh giá cao và đang tiến hành chuyển giao công nghệ để nhân rộng mô hình.

Ruồi lính đen là loài côn trùng có ích, ở Việt Nam, chúng có sẵn trong tự nhiên nhưng với số lượng không nhiều. Ấu trùng ruồi lính đen là nguồn thức ăn sạch với hàm lượng dinh dưỡng cao gồm 43-51% protein, 15-18% chất béo, 2,8%-6,2% canxi, 1-1,2% photpho và đầy đủ các acid amin cần thiết cho gà sinh trưởng và phát triển tốt. Ở nước ta đã có nhiều mô hình, trang trại sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hầu như chưa có mô hình nào sử dụng công nghệ này vào sản xuất, chăn nuôi.

Với mục tiêu “cầm tay chỉ việc”, tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên học tập về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế từ đó chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, nhiệm vụ đã được triển khai tập huấn kỹ thuật và thực hành tại trang trại anh Nguyễn Văn Nhị, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch.

Mô hình nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen đem lại hiệu quả kinh tế cao do gà tăng trọng nhanh và chất lượng thịt được cải thiện.

Thông qua các nội dung kiến thức mà cán bộ kỹ thuật đã phổ biến, hướng dẫn về lý thuyết và quy trình kỹ thuật nuôi ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho gà, các học viên đã tiếp thu các kiến thức về kỹ thuật và tiến hành thực hành nuôi ruồi lính đen để thử nghiệm. Đợt 1, với 100g trứng, nhóm thu được được 315kg ấu trùng, tỷ lệ trứng nở đạt 78,7%. Đợt 2 với 200g trứng ruồi, nhóm đã thu thu được 740kg ấu trùng, tỷ lệ trứng nở đạt 93,7%. Đợt 3 với 100g trứng, tỷ lệ trứng nở đạt 90%, khối lượng ấu trùng thu được 380kg.

Sau khi thực hành nuôi ấu trùng ruồi lính đen qua 3 đợt, nhóm thực hiện nhiệm vụ cùng với các đoàn viên thanh niên tiến hành tái đàn bằng cách lấy 20kg ấu trùng nuôi từ đợt 3 tiếp tục nuôi thành ruồi, cho ghép cặp để lấy trứng ruồi nhân nuôi tiếp. Kết quả tái đàn với 20kg ấu trùng tiến hành nuôi cho sinh sản thu được 160g trứng ruồi, tiếp tục cho nở, nuôi được 450kg ấu trùng.

Tuy nhiên, tỷ lệ trứng nở thành ấu trùng ruồi lính đen trong đợt 4 là thấp (đạt 70%), nguyên nhân do đây là lần đầu tiên thực hiện việc thu trứng, các đoàn viên, thanh niên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình cho đẻ, thời điểm lấy trứng cũng như kỹ thuật lấy trứng còn hạn chế.

Cùng với việc thực hành nuôi ấu trùng ruồi lính đen, nhóm thực hiện cũng đã thả nuôi 1.000 con gà mía nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của gà khi ăn thức ăn từ ấu trùng ruồi. Do lượng ấu trùng thu được quá nhiều, sau 20 ngày thì ấu trùng đã phát triển thành nhộng đen. Ở giai đoạn này không làm thức ăn cho gà được. Vì vậy, nhóm phải bảo quản và chế biến ấu trùng bằng cách thủy phân thành dung dịch đạm hữu cơ để phối trộn với các loại thức ăn khác.

Ấu trùng thủy phân được phân hủy sau đó trộn với bột ngô với tỷ lệ 65% bột ngô, cám, gạo và 35% ấu trùng ruồi, ngoài ra, bổ sung thêm thức ăn thô xanh, như: rau cỏ tự nhiên, thân cây chuối (cho ăn tự do). Sau 20 tuần nuôi gà bằng thức ăn phối trộn với ấu trùng ruồi lính đen, tỷ lệ sống của gà đạt 95%, trọng lượng gà nuôi đến 20 tuần tuổi bình quân đạt 1,6kg/con. So sánh với đàn gà nuôi bằng thức ăn thông thường, tỷ lệ sống và tăng trưởng của gà cao hơn hẳn.

Anh Nguyễn Văn Nhị, đoàn viên xã Quảng Thạch cho biết, so với các mô hình nuôi gà thông thường trong cùng một thời gian, tăng trọng gà sử dụng ấu trùng ruồi lính đen cao hơn, chất lượng thịt săn chắc hơn do được bổ sung một lượng đạm từ côn trùng. Việc nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen đã giảm một phần chi phí thức ăn cho nên đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, lợi nhuận thu về từ 1.000 con gà mía sử dụng ấu trùng ruồi, sau khi trừ chi phí là gần 50 triệu đồng.

Mặc dù kết quả nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho gà bước đầu đem lại hiệu quả, nhưng qua thử nghiệm, nhóm thực hiện cũng đã gặp khó khăn trong việc tái đàn vào mùa hè, do thời tiết quá nóng nên ruồi không sinh sản được. Tuy nhiên, theo anh Nhị, thời gian tới, anh cùng các đoàn viên sẽ tìm giải pháp khắc phục khó khăn để tiếp tục nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho gà nhằm giảm chi phí thức ăn và tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Nguyễn Công Bằng, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết, mô hình sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn chăn nuôi gà là hướng đi mới, một mặt giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên và bà con trên địa bàn tỉnh, phát huy tính xung kích của thế hệ trẻ trong phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cao do gà tăng trọng nhanh và chất lượng thịt được cải thiện.

Chính vì vậy, nhiệm vụ triển khai thành công sẽ góp phần hình thành và phát triển ngành chăn nuôi theo hướng quy mô lớn hơn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, qua đó, góp phần làm tăng hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Thanh Hoa
Share:

Ruồi lính đen hoàn toàn vô hại

Nếu bạn nghĩ mọi loài ruồi đều gây hại cho con người thì bạn đã lầm. Tác hại của ruồi lính đen gần như bằng không và đặc biệt là chúng mang lại rất nhiều lợi ích mà bạn không thể ngờ đấy!


Ruồi lính đen hoàn toàn vô hại

Ruồi lính đen có thể nói là “người anh em thiện lành” của con người. Thay vì gây ra những hiểm họa khôn lường đến sức khỏe con người như ruồi nhà, loài ruồi này lại giúp chúng ta phân hủy các loại rác hữu cơ từ cái cây, rau củ quả thối, phân động vật và đó cũng là nguồn thức ăn chính của chúng.
Ruồi lính đen trưởng thành và ấu trùng không mang mầm bệnh, do vậy, chúng không là tác nhân truyền bệnh cho người và vật nuôi.
Một điều đặc biệt là ruồi lính đen trưởng thành không có miệng và do đó chúng không ăn, không cắn phá, không gây hại con người, cây trồng và vật nuôi. Phần lớn thời gian đều dành cho việc nghỉ ngơi nên loài ruồi này không neo đậu trên thức ăn của con người. 






Các lợi ích của ruồi lính đen

Ấu trùng của ruồi lính đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18 kg ấu trùng. Thành phần của ấu trùng ruồi: 42% protein, 34% chất béo. Đặc biệt, protein của ấu trùng ruồi rất giàu lysine; trong chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric, một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV, sởi) cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh.
Sâu non của ruồi lính đen còn tiết ra chất pheromone ức chế sự sinh sản của ruồi nhà, góp phần giảm sự phát triển của quần thể ruồi nhà.
Ruồi lính đen dễ nuôi, tốn ít chi phí, gần như có thể tận dụng hết những gì chúng có: ấu trùng làm thức ăn cho gia súc với giá trị dinh dưỡng cao, phân sử dụng để bón cho cây trồng. Đồng thời, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các hộ kinh doanh trong việc bán ấu trùng làm thức ăn cho gia súc, nuôi tôm thủy canh của các hộ chăn nuôi. 

Share:

Thành phần dinh dưỡng ấu trùng Ruồi Lính Đen

Thành phần dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi lính đen:

  • 43 – 51% protein
  • 15-18% chất béo
  • 2.8% – 6.2% canxi
  • 1-1.2% phôtpho

Đây là chỉ số thành phần dinh dưỡng của ấu trùng ruồi lính đen sấy khô, nếu dùng ấu trùng ruồi lính đen tươi thì hàm lượng dinh dưỡng còn tăng nhiều hơn (chẳng hạn hàm lượng chất béo của sâu tươi là 40%). Những thông số trên đủ cho ta thấy ấu trùng ruồi lính đen có hàm lượng dinh dưỡng rất là cao và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. 



THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA ẤU TRÙNG RUỒI LÍNH ĐEN

  • Năng lượng 5430 kcal / kg 
  • Protein thô 42,85% 
  • Lipid 33,95% 
  • Ash 15,05%
  • axit amin thiết yếu:
  • Alanine 3,21% 
  • Arginine 2,44% 
  • Histidine 1,40% 
  • Isoleucine 1,99% 
  • Leucine 3,23% 
  • Lysine 2,97% 
  • Methionine + Cystine 1,03% 
  • Phenylalanine + Tryosine 4,90% 
  • Threonine 1.34% 
  • Tryptophan 0.59% 
  • Valine 3,10% 
  • Pepsin 0.002%
  • Khoáng chất (mg / KG) 
  • Canxi 37.035 
  • Phốt pho 12.087 
  • Magiê 4,192 
  • Natri 1,805 
  • Kali 9.287 
  • Chloride 1,495 
  • Sắt 771 
  • Kẽm 126 
  • Đồng 5 
  • Mangan 203
  • Vitamin:
  • Vitamin A 773,1 μg retinol / kg 
  • Vitamin D2 206,16 IU / kg 
  • Vitamin D3 257,7 IU / kg 
  • Vitamin E 15.977 mg α-tocopherol / kg 
  • Vitamine C 25,77 mg / kg 
  • Thiamin 19,84 mg / kg 
  • Riboflavin 41.7474 mg / kg 
  • Axit Pantothenic 99.2145 mg / kg 
  • Niacin 183.2247 mg / kg 
  • Pyridoxine 15,48 mg / kg 
  • Axit folic 6,95 mg / kg 
  • Biotin 0,901 mg / kg 
  • Vitamine B12 143,79 μg / kg 
  • Choline 2834,7 mg / kg 
  • Carnitine 215,95 mg / kg
Nguồn: ruoilinhden.vn
Share:

Cách thu hoạch sâu canxi (ấu trùng Ruồi Lính Đen)

Khoảng 17-20 ngày sau nở thì sâu dần sẫm màu và bắt đầu chuyển thành màu đen. Giai đoạn này ta bắt đầu cho ăn ít lại và theo dõi. Lúc sâu đã chuyển hoàn toàn sang màu đen thì sẽ không ăn nữa, di chuyển rời bỏ máng thức ăn để đi tìm nơi khô ráu để hóa kén. 
Dựa vào tập tính này, ta cần sang máng khác cho sâu di chuyển ra khỏi phân để thu được sâu sạch. Thiết kế máng có độ dốc 30 độ để sâu di chuyển và rơi vào chỗ thu hoạch. Ví dụ như các mô hình dưới đây: 



Máng thu hoạch sâu canxi đen bằng tôn kẽm 

Hoặc đơn giản chỉ là như thế này, gom đóng sinh khối sâu sẽ bò ra và tìm hốc ở trên cao để trú ẩn 
Một thiết kế khác là sử dụng chuồng xây xi măng kích thước 2.5m x 1m, 2 đầu dóc 30 độ, cuối dóc làm một rảnh để sâu rớt xuống đó và dùng chổi để thu gom lại. 

Bảng vẽ thiết kế 4 máng thu sâu canxi đen 

Còn đây là máng thu của trại ruồi lính đen Siêu Ruồi 

Ấu trùng cần những điều kiện sau để hóa kén nhanh và sức khỏe tốt: 
Bóng tối 
Khô ráu 
Môi trường yên tỉnh, tránh gió lùa 
Share:

TẠP CHÍ RUỒI LÍNH ĐEN

NGUỒN CẢM HỨNG

Tổng số lượt xem trang

NGHIÊN CỨU MỚI

THỨC ĂN RUỒI LÍNH ĐEN

  • Bã đậu nành ở các lò sản xuất đậu hủ.
  • Rau củ quả hư tại các chợ.
  • Xác động vật chết (cá, ếch,...).
  • Cám gạo, bã bia, thức ăn công nghiệp.

LƯU Ý KỸ THUẬT NUÔI

MUA TRỨNG RUỒI LÍNH ĐEN

Hiện tại cơ sở sản xuất Ruồi Lính Đen Đồng Tháp đang trong giai đoạn khởi nghiệp kinh doanh mô hình khép kín tự sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, lộ trình sản phẩm trứng Ruồi Lính Đen sẽ được chúng tôi sản xuất thương mại sau tháng 01 năm 2021. Thời điểm hiện tại anh, chị bà con nông dân hoặc các bạn sinh viên có nhu cầu tham quan cơ sở, chúng tôi vẫn sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ. Trân trọng./.